Thế nào là sáng tạo?

MỤC LỤC

Suy nghĩ là một hoạt động. Hoạt động suy nghĩ sẽ hình thành ý nghĩ. Quá trình suy nghĩ và tưởng tượng sẽ hình thành ý tưởng. Chúng ta định nghĩa sự sáng tạo là quá trình tạo ra ý tưởng mới. Vậy thì ý tưởng mới đến từ đâu?

 

Suy nghĩ là sự phản hồi của ký ức. Suy nghĩ không thể hoạt động trong trống rỗng, nó cần nguyên liệu là ký ức. Ký ức là trải nghiệm được thu nạp qua các giác quan, và tích lũy qua ghi nhớ. Vì vậy, ý nghĩ của chúng ta không thực sự mới mẻ. Chẳng có gì lấy ra từ tâm trí mà trước đây không được đưa vào. Không một ý nghĩ nào đến với ta là của riêng ta. Sự sáng tạo của chúng ta luôn phải bắt nguồn từ cái đã biết.

 

Khả năng hình dung cho phép chúng ta tái tạo hình ảnh, âm thanh hoặc khung cảnh trong tâm trí mà không cần có sự hiện diện vật lý. Sáng tạo cần đến khả năng tái hiện của trí tưởng tượng.

 

Ý tưởng là những xáo trộn của những gì đã ghi nhớ. Mọi sự tưởng tượng hay giả định trong tâm trí đều là các tổ hợp của cái đã biết. Từ cái đã biết, ta bắt đầu suy diễn, kết hợp, tái sắp xếp hoặc ngẫu hứng để tạo ra các góc nhìn mới. Chúng ta cố gắng logic theo nhiều cách khác nhau để có được kết quả khác nhau. Mỗi cách logic hoặc phi logic sẽ là một ý tưởng. Bản chất của sáng tạo là “chế biến” các nguyên liệu đã có trong đầu để có một “món ăn” của riêng mình.

 

Trạng thái nhàm chán là khi đã sử dụng hết các nguyên liệu đã có. Đã logic hết các khả năng trong giới hạn thông minh của mình. Vì vậy mà ta cứ phải lặn lội tìm kiếm ở bên ngoài, phải khám phá, phải tham khảo, phải thử nghiệm để tìm ra nguyên liệu mới và logic mới.

 

Nếu khái niệm sáng tạo được gắn với tư duy logic ta cảm thấy nó cứng nhắc. Nhưng nếu coi sáng tạo là việc đi tìm và thu lượm các nguyên liệu mới thì sáng tạo không phải là một dạng năng lực tư duy.

 

Tuy nhiên, vẫn tồn tại một sự sáng tạo nằm ngoài những tính toán trong suy nghĩ của chúng ta. Chuyện này vẫn thi thoảng xảy ra, khi ta gặp một vấn đề nào đó, ta ưu tư suy nghĩ về nó rất nhiều, nhưng càng tìm tòi càng bế tắc, không thể có một câu trả lời nào. Rốt cuộc ta đành bỏ bẵng nó ở đó và chuyển hướng sự tập trung của mình. Thế rồi trong sự lãng quên ấy, trong sự trống vắng ấy, câu trả lời bất chợt xuất hiện, cái mới mẻ xuất hiện…

 

Lý trí là chỉ phần lý tính của tâm trí. Nếu lý trí là sự nhớ lại, thì dấu hiệu của sáng tạo là sự nhận ra. Ý niệm đó, điều mới mẻ mà ta nhận ra, nó được sinh ra từ phần không xác định nằm ngoài lý trí.

Chia sẻ:
Facebook
Bài viết liên quan

Những trường phái nghệ thuật, với tính độc đáo và sự đa dạng, đã tạo nên những dấu ấn sâu sắc trong lịch sử và di sản nghệ thuật. Bài viết này sẽ đưa bạn vào một hành trình khám phá qua các trường phái nghệ thuật đa dạng và...

Có biết bao nhiêu phong cách thiết kế và chúng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra những tác phẩm nghệ thuật và công trình độc đáo. Hãy cùng khám phá những phong cách thiết kế đa dạng và đặc trưng trong bài viết này.   Phong cách...

Bất kỳ một tổ chức nào không thể tồn tại mà không có một nhà lãnh đạo. Nhưng chẳng ai có thể lãnh đạo một mình. Anh ta không thể tự quản lý ngân sách, tự thi hành luật và tự điều phối những dự án. Anh ta cần nắm...

Thực tại   Trong sách nhà Phật có câu chuyện rằng: Một hôm bốn người mù, họp nhau bàn về hình con voi. Người thứ nhất trước đã sờ thấy chân con voi, tưởng là hình con voi như cái cột. Người thứ hai trước đã sờ thấy cái vòi,...

NỔI BẬT
Theo dõi chúng tôi trên MXH:
Liên hệ:
contact.hbth@gmail.com
© 2023 hatbuitamhon. All rights reserved.
Scroll to Top