Tại sao chúng ta lo lắng và sợ hãi? – Thầy Minh Tuệ

MỤC LỤC

Tại sao chúng ta lo lắng và sợ hãi? Là tại vì chúng ta thiếu nội lực. Tại sao chúng ta thiếu nội lực? Là tại vì cả đời chúng ta lúc nào cũng đặt tâm của mình ở bên ngoài để tìm cầu. Càng mong muốn lại càng suy yếu. Dù nắm bắt được rất nhiều đối tượng, nhưng luôn luôn trong tình trạng cạn kiệt năng lượng, đánh mất niềm tin của bản thân. Nói một cách khác, khi các bạn quay về với chính mình đủ, xây dựng nội lực đủ, an trú đủ, thưởng thức được khoảnh khắc màu nhiệm từ nơi chính tâm hồn của mình, như là sự thư giãn, sự không suy nghĩ, sự thảnh thơi, sự bình an, thì quý vị tự động sẽ giảm những cái muốn lại. Nó rất là ngộ, khi lòng mình nó an rồi, thì thấy cái gì nó cũng được hết.

 

3 cấp độ của trầm cảm

 

Cấp độ 1: Bực bội, cáu gắt từ chuyện lớn đến nhỏ, giảm cảm hứng làm việc, mất mục tiêu phấn đấu. Những thú vui như chơi âm nhạc, thể thao, đi du lịch,… không còn thích thú. Cảm giác khó chịu kéo dài liên tục. Dù mình có cố ý đổi sang các mục tiêu khác như khi chán làm việc thì đi uống cafe, cafe cũng chán thì lên internet rồi vào facebook cũng chán, rồi kiếm người để trò chuyện cũng chán, không biết làm gì để cho bớt chán. Trong một giai đoạn mà mình ngủ không ngon, ăn không ngon. Bắt đầu nhìn mọi thứ không còn chính xác như trước đây nữa. Trước nhìn nó như điều kiện của hạnh phúc, thì bây giờ thấy bình thường, thậm chí thấy rất phiền phức, phiền toái. Giải quyết một vấn đề nhỏ cũng thấy khó khăn với mình, mình làm mọi thứ rối tung lên, chuyện nhỏ làm cho lớn, chuyện lớn làm cho vĩ đại. Dễ xúc động, nhạy cảm, dễ tưởng tượng là người đó có những ý đồ không tốt đối với mình.

 

Cấp độ 2: Kéo dài liên tục trạng thái nhàm chán và rơi vào cô đơn vì mình có khuynh hướng rời khỏi đám đông, tách ly ra khỏi mọi người xung quanh, thậm trí rất sợ đám đông sợ tiếp xúc với mọi người. Càng nhạy cảm hơn nữa, rất dễ tự ái. Nghĩ mọi thứ theo chiều hướng tiêu cực, mất niềm tin vào cuộc sống, con người, tình yêu, hôn nhân. Nghi ngờ không có gì gọi là hạnh phúc chân thật, nghi ngờ không có ai thương mình thật lòng. Cảm giác rơi vào hố thẳm rất sâu, nhiều lần muốn tròi lên thoát ra, cố gắng vực dậy để làm việc, kết nối lại với mọi người nhưng không thành công. Và sau lần thất bại đó càng mất thêm niềm tin vào bản thân, tin rằng mình là kẻ vô dụng, chẳng làm được tích sự gì cả. Thu mình vào một góc. Bao trùm là nỗi sợ hãi.

 

Cấp độ 3: Giai đoạn muốn tìm tới cái chết với nỗi tuyệt vọng quá lớn, không có con đường thoát.

 

Làm thế nào để tạm biệt nỗi lo?

 

1. Bớt mong cầu và tránh né
2. Có kinh nghiệm đối ứng và có trí tuệ
3. Tự tin và có sức chịu đựng
4. Hài lòng với hiện tại

 

Khi bạn bớt đi những mong muốn của mình thì chúng ta sẽ bớt lo. Bạn càng mong muốn thì bạn càng chống cự với những gì xảy ra trái với ý mình. Để bớt được mong cầu và tránh né bạn phải có tránh kiến về hạnh phúc. Khi bạn có một thế đúng đắn rằng những tiện nghi vật chất chỉ đem lại sự thoả mãn nhất thời chứ không phải hạnh phúc chân thật, hay những tiện nghi về tinh thần như danh dự, quyền lực, sự yêu thương cũng chỉ đem lại thoả mãn nhất thời. Trong chúng ta có một khả năng lớn hơn để vượt thoát khỏi những mong muốn đó để có được tâm bình an, tĩnh tại thì đó là hạnh phúc chân thật.

 

Khi có tránh kiến như vậy mình chấp nhận tư tưởng đó và sống với tư tưởng đó thì tự động sự mong cầu và tránh né sẽ rơi vụt mất. Mà muốn có được tránh kiến này bạn phải thường xuyên tư duy, quan sát đời sống xung quanh bạn. Quan sát những người quyền lực, giàu có, được người khác yêu thương chiều chuộng có hạnh phúc không? Hoặc bạn cần có sự trải nghiệm, sống thêm nữa, thăng trầm thêm nữa, nghiệt ngã, thành bại, vinh nhục thêm nữa. Hoặc không cần trải nghiệm nhiều, không cần nhìn ai hết, không cần mất thời gian suy nghĩ mãi mà không ra, chúng ta có thể thiền.

 

Một người có kinh nghiệm đối ứng là khi bạn biết điều gì sẽ xảy ra. Còn khi bạn làm một việc lần đầu mà chưa có kinh nghiệm đối ứng, bạn sẽ lo đủ thứ. Nó chỉ cần vượt ra khỏi sự tiên đoán, sắp xếp của bạn thì nỗi lo xuất hiện. Nên khi bạn có trải nghiệm, có học hỏi, tích luỹ bạn sẽ có kinh nghiệm đối ứng và sẽ giúp bạn bớt khổ. Để có kinh nghiệm đối ứng bạn cũng cần có sự trải nghiệm, cũng cần tư duy, quan sát. Thật ra tư duy nó chỉ trở thành kiến thức đối ứng, chưa thành trải nghiệm nhưng nó cũng giúp phần nào. Còn muốn có trí tuệ phải làm sao? Ngồi suy nghĩ không có trí tuệ được, đọc nhiều sách không có trí tuệ được. Mà phải thiền, quay vào bên trong khám phá bản thân, phá vỡ suy nghĩ.

 

Chúng ta tự tin trên sự thông minh, tài năng, thành tựu của mình. Nhưng chúng ta thấy những sự tự tin của chúng ta là do người khác tin tưởng. Cái gì mình làm mà được ngưới khác công nhận, quý trọng, ngưỡng mộ thì mình sẽ rất tự tin. Còn khi mình làm mà người khác phủ nhận, không tin, không chấp nhận thì mình mất dần niềm tin vào những việc mình làm và mình sẽ bỏ. Nên những gì mình gọi là tự tin thì kỳ thực nó là tha tin, nó đến từ bên ngoài cho nên khi người ta không còn tin vào cái đó nữa thì niềm tin vào bản thân cũng bị sụp đổ. Nên hầu hết cái gọi là tự tin bị điều khiển hoá, tức là phải dựa trên niềm tin của người khác thì mình mới tin vào bản thân.

 

Nhất là khi mình bị người khác bỏ rơi, bội bạc là mình mất trắng niềm tin vào bản thân mình. Và mình nghĩ mình như thế nào mà để người đó bội bạc đi tìm một người khác nên niềm tin bị sụp đổ. Vì vậy niềm tự tin đích thực là bạn phải chiến thắng chính mình. Chiến thắng những năng lượng tiêu cực trong chính mình thì niềm tự tin này do chính mình tạo dựng ra chứ không dựa trên niềm tin của người khác. Và khi mình có niềm tự tin rồi khi người khác còn tin hay không không còn quan trọng nữa. Vậy thì bạn muốn có niềm tự tin thì bạn phải quay vào bên trong thay vì bạn hướng ra bên ngoài. Và quay vào bên trong không phải là chìm vào nội tâm của mình để suy nghĩ vẩn vơ mà để phân tích giải thích một cái gì. Mà phải thiền.

 

Để có sức chịu đựng một mặt bạn phải buông xả những cảm giác dễ chịu và bạn học cách chấp nhận càng nhiều càng tốt những cảm giác khó chịu. Cái dung lượng trái tim của bạn có thể lớn hoặc nhỏ tuỳ thuộc voà phẩm chất đời sống của bạn. Có khi nó chỉ là một tô nước, có khi là một dòng sông, tuỳ thuộc vào sự luyện tập của bạn. Vậy thì khi bạn nuông chiều bản thân thì sức chịu đựng rất yếu ớt, còn nếu buông bớt sự hưởng thụ thì sức chịu đựng rất lớn. Để làm được điều này bạn cần có 2 thứ một là ý chí, 2 là ý thức. Bạn dùng ý chí để tự nhắc mình buông bỏ bớt không đòi hỏi, không mong cầu, dùng ý chí để nhắc nhở mình cố gắng chấp nhận người đó, chấp nhận hoàn cảnh đó, và dùng ý chí để tự ép mình chấp nhận. Hầu hết chúng ta sử dụng cách này.

 

Nhưng bạn có thể học thêm một cách nữa là dùng ý thức. Tức là dùng sự tỉnh thức quan sát cái tâm còn đang phản ứng chưa chịu chấp nhận hoặc cái tâm đang tìm cầu đòi hỏi sự hưởng thụ. Khi bạn quan sát nó thì nó sẽ yếu ớt. Ý thức là thứ vũ khí mạnh gấp trăm lần ý chí, mặc dù ý chí đem lại kết quả ngay lập tức nhưng không diệt được tận gốc. Chỉ có ý thức mới diệt được tận gốc. Muốn có ý chí, có ý thức thì bạn phải có sự tỉnh thức. Muốn có sự tỉnh thức bạn phải thiền. Để duy trì ý thức phải học cách thưởng thức, thưởng thức khoảnh khắc của hiện tại. Nếu không ý thức chỉ sượt ngang qua trong vài giây.

Chia sẻ:
Facebook
Bài viết liên quan

Những trường phái nghệ thuật, với tính độc đáo và sự đa dạng, đã tạo nên những dấu ấn sâu sắc trong lịch sử và di sản nghệ thuật. Bài viết này sẽ đưa bạn vào một hành trình khám phá qua các trường phái nghệ thuật đa dạng và...

Có biết bao nhiêu phong cách thiết kế và chúng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra những tác phẩm nghệ thuật và công trình độc đáo. Hãy cùng khám phá những phong cách thiết kế đa dạng và đặc trưng trong bài viết này.   Phong cách...

Bất kỳ một tổ chức nào không thể tồn tại mà không có một nhà lãnh đạo. Nhưng chẳng ai có thể lãnh đạo một mình. Anh ta không thể tự quản lý ngân sách, tự thi hành luật và tự điều phối những dự án. Anh ta cần nắm...

Suy nghĩ là một hoạt động. Hoạt động suy nghĩ sẽ hình thành ý nghĩ. Quá trình suy nghĩ và tưởng tượng sẽ hình thành ý tưởng. Chúng ta định nghĩa sự sáng tạo là quá trình tạo ra ý tưởng mới. Vậy thì ý tưởng mới đến từ đâu?...

NỔI BẬT
Theo dõi chúng tôi trên MXH:
Liên hệ:
contact.hbth@gmail.com
© 2023 hatbuitamhon. All rights reserved.
Scroll to Top