Đi chùa như thế nào mới là đúng?

MỤC LỤC

Chúng ta hẳn ai cũng đã từng đi chùa rồi. Vậy bạn đã bao giờ nghĩ đi chùa sao cho đúng chưa?

 

Đầu tiên tôi muốn hỏi: Đến chùa bạn thường làm gì? Đương nhiên là cầu xin sức khoẻ, danh vọng, tiền tài, may mắn, nhân duyên,… Xin tất cả mọi thứ cho thỏa cái sự thiếu thốn và ham muốn của bạn.

 

Chúng ta sống ở đời lâu nên nhiễm cái thói đút lót với cầu xin. Cũng đừng nói là: “tôi không xin cho tôi, tôi chỉ xin cho người thân của tôi” (để cho thấy bạn không chỉ nghĩ cho bản thân bạn). Bạn nên biết Phật không ban cho chúng ta tất cả những gì chúng ta muốn. Phật không có tiền hay vật chất để cho bạn đâu, muốn có tiền chỉ có ra ngân hàng thôi. Phật cũng không có thần dược đâu nên muốn có sức khoẻ thì hãy sống cho lành mạnh.

 

Vậy cái mà Phật có thể đem lại cho chúng ta là gì?

 

Đó là Phật dạy cho chúng ta quy luật cuộc đời. Tóm lại chỉ có một thứ thôi đó là GIÁO LÝ, học để mà có cuộc sống hạnh phúc hơn. Phật giáo giúp mọi người hướng đến sự giác ngộ cho bản thân là chính.

 

Vấn đề thứ hai tôi muốn nói là các bạn đi chùa chỉ trọng hình thức mà không hề thực tâm. Các bạn chắp tay niệm phật mà trong đầu chỉ nghĩ tạo dáng gì, đứng góc nào để lên ảnh đăng mạng xã hội cho đẹp. Tâm hướng phật mà đến cái ý thức giữ gìn vệ sinh chung cho chùa cũng không có, góc thì túi ni lông, góc thì chai nước, tiện đâu vứt đó hoặc cố ý quên.

 

Thêm ví dụ khác. Tôi có tờ tiền 10k. Ai là người chấp nhận để tôi cầm tờ tiền này và xoa vào mặt, vào đùi, vào tay, chân, ngực và bụng? Trong trường hợp đó bạn sẽ báo công an hay sẽ cho tôi ăn cước chỉ trong tíc tắc. Ấy vậy mà khi đi chùa tôi thấy người ta làm thế suốt đấy. Tôi thấy người ta xoa tiền vào mặt, vào đùi, vào tay, chân, ngực và bụng của tượng phật. Những chỗ xoa nhiều nhẵn bóng cả lên. Như vậy có còn tôn ti trật tự và sự kính trọng với Phật không, không biết cái phong cách đấy xuất phát từ môn phái hay từ vũ trụ nào, mà người này thấy người khác làm thì bắt chước theo như con vẹt.

 

Còn chuyện công đức. Tôi thấy các bạn trước khi đi chùa là xoắn xuýt đi đổi tiền lẻ, từ tờ 10k đổi ra thành mười tờ 1k để nhét vào hết ban này bệ kia để mà làm gì? Phật chỉ chứng giám lòng thành kính của bạn chứ không chứng giám 10k đó đâu nên công đức dù ít hay nhiều hãy nhét gọn vào một hòm là đủ. Đó là lòng thành kính của mỗi người để đóng góp xây dựng chùa. Vậy mà tôi thấy các bạn nhét tiền vào tay tượng phật, vào đĩa hoa quả, rồi vào góc này khe nọ, quăng vứt đủ trò với cái tâm lý bon chen để Phật ưu tiên mình trước, mặc kệ các phần hướng dẫn và quy định của chùa.

 

Vậy thì đi chùa làm sao cho đúng?

 

Chùa là không gian của văn hoá và tôn giáo, không gian thanh tịnh, mùi khói nhang, đèn hoa, mỗi chúng ta cảm thấy lòng mình trở nên nhẹ nhàng, thanh thản, phát tâm khởi thiện. Đến chùa là để học thiền, nghe pháp. Lễ Phật là để thể hiện sự tôn kính và thành tâm xám hối chứ không phải xin xỏ như nhiều người vẫn làm.

 

Đáng buồn thay, chúng ta tìm đến cửa Phật mà không hiểu gì, và cũng không muốn hiểu về Phật. Mục đích cuối cùng chỉ là để thoả mãn sự tham lam của chính mình.

 

Viết lại theo góc nhìn của tác giả: Quán Bình An.

Chia sẻ:
Facebook
Bài viết liên quan

Những trường phái nghệ thuật, với tính độc đáo và sự đa dạng, đã tạo nên những dấu ấn sâu sắc trong lịch sử và di sản nghệ thuật. Bài viết này sẽ đưa bạn vào một hành trình khám phá qua các trường phái nghệ thuật đa dạng và...

Có biết bao nhiêu phong cách thiết kế và chúng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra những tác phẩm nghệ thuật và công trình độc đáo. Hãy cùng khám phá những phong cách thiết kế đa dạng và đặc trưng trong bài viết này.   Phong cách...

Bất kỳ một tổ chức nào không thể tồn tại mà không có một nhà lãnh đạo. Nhưng chẳng ai có thể lãnh đạo một mình. Anh ta không thể tự quản lý ngân sách, tự thi hành luật và tự điều phối những dự án. Anh ta cần nắm...

Suy nghĩ là một hoạt động. Hoạt động suy nghĩ sẽ hình thành ý nghĩ. Quá trình suy nghĩ và tưởng tượng sẽ hình thành ý tưởng. Chúng ta định nghĩa sự sáng tạo là quá trình tạo ra ý tưởng mới. Vậy thì ý tưởng mới đến từ đâu?...

NỔI BẬT
Theo dõi chúng tôi trên MXH:
Liên hệ:
contact.hbth@gmail.com
© 2023 hatbuitamhon. All rights reserved.
Scroll to Top