Bản chất của cổ phiếu là khoản nợ. Mua bán cổ phiếu là mua bán nợ của các công ty. Cổ phiếu khi mới khai sinh ở thế kỷ 17 thì nó là khoản nợ của các công ty với ngân hàng. Con nợ của ngân hàng không có khả năng trả nợ nên ngân hàng đưa ra ý tưởng bán các khoản nợ này cho người dân.
Các ngân hàng lập ra công ty chứng khoán với mục đích gì? Một là, huy động vốn từ các nhà đầu tư cho các doanh nghiệp niêm yết để các doanh nghiệp đó trả nợ cho ngân hàng. Hai là, nhận nguồn tiền lớn từ các tổ chức nước ngoài tham gia vào việc thâu tóm các doanh nghiệp trong nước.
Chứng khoán là giải pháp khi doanh nghiệp không thể vay tiền từ ngân hàng hay tổ chức tài chính nào nữa. Vì hệ thống kiểm toán biết rõ bạn có năng lực hay không. Ngân hàng cho những hộ kinh doanh nhỏ lẻ vay an toàn hơn vì họ có tài sản thế chấp. Còn những doanh nghiệp không được cho vay thường là những doanh nghiệp kinh doanh ảo. Nên họ phát hành cổ phiếu để hút tiền từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ, vì các nhà đầu tư này thường không thể đứng lên đòi quyền lợi.
Ai là những người kiếm lợi nhuận lớn từ chứng khoán?
Ban đầu, chỉ có một phần nhỏ cổ phiếu được đưa ra thị trường. Để đẩy giá cổ phiếu lên cao, họ tạo ra các hệ thống tự mua đi bán lại. Bảng điện tử của sàn giao dịch là được vẽ ra. Sau đó, các cổ đông sáng lập bắt đầu từ từ bán số cổ phiếu mà họ sở hữu và thu lợi từ số tiền thực được nhà đầu tư chi trả.
Công ty môi giới chứng khoán và sàn giao dịch thực chất là công ty con của ngân hàng. Khi một công ty phát hành cổ phiếu, nhà sáng lập của công ty sẵn sàng bán cổ phiếu đó với giá thấp hơn giá niêm yết. Vì thực chất giá niêm yết trên sàn đã được thổi cao gấp nhiều lần giá trị thực. Họ bán cổ phiếu cho người khác với mức giá niêm yết trên sàn, nhưng sau đó phải hoàn lại một số tiền cho người đã mua. Vì thế, những con số trên báo cáo tài chính không phải là thật.
Các công ty lên sàn chứng khoán và phá sản theo quy trình như thế nào?
Công ty nào làm ăn thực sự tốt sẽ không muốn phát hành cổ phiếu. Trong giai đoạn công ty kinh doanh ổn định, chưa IPO (lên sàn) nhà sáng lập chỉ rủ những người thân quen vào góp vốn làm ăn và chia lợi nhuận. Khi đang làm ăn tốt họ cứ vay ngân hàng để duy trì và phát triển, vì lúc đó chẳng có tổ chức tài chính hay ngân hàng nào ngại cho họ vay.
Khi không còn khả năng phát triển hơn nữa, nhà sáng lập quyết định đưa công ty lên sàn chứng khoán và tìm cách thổi giá lên. Lúc này, giá trị tài sản doanh nghiệp được nhân lên gấp nhiều lần. Tuy nhiên, các cổ đông sáng lập phải giữ số cổ phiếu ở mức tối thiểu được quy định, và phải 3-5 năm sau (tùy luật pháp mỗi quốc gia) thì công ty mới trở thành công ty đại chúng. Sau đó, các cổ đông sáng lập được phép bán hết số cổ phiếu đang có đi.
Người giữ chức chủ tịch HĐQT nắm giữ 10-20% cổ phiếu (chỉ với mục đích tượng trưng), 80% còn lại của các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Khi đã lùa được hết nhà đầu tư nhỏ lẻ, công ty bắt đầu bị rút ruột. Nhà sáng lập bắt đầu lập nên những công ty con, do người thân thích đứng sau, nhưng đứng tên sẽ là người khác. Công ty mẹ sẽ mua sản phẩm của công ty con với giá gấp nhiều lần so với giá trị thực. Từ đó, công ty mẹ làm ăn cứ thua lỗ. Dòng tiền cứ chảy từ công ty mẹ sang công ty con. Lúc này công ty mẹ chỉ là một cái xác rỗng.
Lập công ty con để làm gì?
Doanh nghiệp lập công ty con có 2 mục đích:
– Công ty con được lập ra để rút tiền từ công ty mẹ: công ty con mua hàng ở bên ngoài giá 1 nhưng bán cho công ty mẹ giá 10. Công ty mẹ thông qua giao dịch mua bán này chuyển tiền cho công ty con giữ.
– Công ty con gánh nợ giùm công ty mẹ: công ty con huy động vốn bên ngoài để mua lại sản phẩm bán ế của công ty mẹ. Công ty mẹ sẽ có lợi nhuận trên sổ sách, báo cáo tài chính đẹp.