Con người được sinh ra trong gia đình giữa con người. Từ ngay chính khoảnh khắc đầu con người không một mình; do đó con người mang tâm lý nào đó bao giờ cũng ở với mọi người. Trong sự một mình con người bắt đầu cảm thấy hoảng sợ… cái sợ không được biết tới. Con người không đích xác nhận biết về việc mình sợ cái gì, nhưng khi người đó đi ra khỏi đám đông, cái gì đó bên trong người đó lại trở nên bất ổn. Ở cùng người khác người đó thấy ấm cúng, dễ chịu, thoải mái.
Chính bởi lý do này mà người đó không bao giờ biết tới cái đẹp của sự một mình; nỗi sợ ngăn cản người đó. Bởi vì người đó được sinh ra trong một nhóm nên người đó vẫn còn là một phần của nhóm, và khi người đó lớn lên về tuổi tác, người đó bắt đầu làm ra các nhóm mới, các hội mới, bạn bè mới. Các tập thể đã có không thoả mãn người đó – quốc gia, tôn giáo, đảng phái chính trị – người đó tạo ra các hội mới riêng của mình, tổ chức nghề nghiệp phục vụ cộng đồng, câu lạc bộ. Nhưng tất cả các phương cách đó chỉ phục vụ cho một điều: không bao giờ một mình.
Toàn thể kinh nghiệm cuộc sống là về việc ở cùng với người khác. Sự một mình dường như giống cái chết. Theo một cách nào đó thì nó là cái chết thực sự; nó là cái chết của cá tính mà bạn đã tạo ra trong đám đông. Đó là món quà của người khác cho bạn. Khoảnh khắc bạn đi ra khỏi đám đông, bạn cũng đi ra khỏi cá tính của mình.
Trong đám đông bạn biết đích xác mình là ai. Bạn biết tên mình, bạn biết bằng cấp của mình, bạn biết nghề nghiệp của mình; bạn biết mọi thứ cần cho hộ chiếu của mình, thẻ căn cước của mình. Nhưng khoảnh khắc bạn đi ra khỏi đám đông, danh tính của bạn là gì, bạn là ai? Bỗng nhiên bạn trở nên nhận biết rằng bạn không phải là cái tên của mình – cái tên đã được trao cho bạn. Bạn không phải là giống nòi của mình – giống nòi có quan hệ gì tới tâm thức của bạn? Trái tim bạn không phải là người Hindu hay người Mô-ha-mét giáo; bản thể bạn không bị giới hạn vào bất kỳ biên giới chính trị nào của quốc gia; tâm thức bạn không phải là một phần của bất kỳ tổ chức nào hay nhà thờ nào. Bạn là ai?
Bỗng nhiên cá tính của bạn bắt đầu tản mát đi. Đây là nỗi sợ: cái chết của cá tính. Bây giờ bạn sẽ phải khám phá lại; lần đầu tiên bạn sẽ phải hỏi mình là ai. Bạn sẽ phải bắt đầu suy ngẫm về câu hỏi này. Mình là ai? – và có nỗi sợ rằng bạn có thể không có chút nào! Có lẽ bạn chẳng thật sự là gì ngoài tổ hợp tất cả các ý kiến của đám đông, bạn không là gì ngoài cá tính của mình.
Chẳng ai muốn là cái không. Chẳng ai muốn là không ai cả, và thực tế mọi người đều là không ai cả.
Đơn độc bị hiểu lầm là một mình. Đơn độc là trạng thái tiêu cực, giống như bóng tối. Đơn độc nghĩa là bạn thiếu ai đó; bạn trống rỗng, và bạn sợ hãi trong vũ trụ bao la này. Một mình có nghĩa hoàn toàn khác: nó không ngụ ý rằng bạn thiếu ai đó, nó ngụ ý rằng bạn đã tìm thấy bản thân mình. Nó tuyệt đối tích cực.
Tự do và một mình là hai mặt của cùng một điều.
Khi bạn tuyệt đối một mình, ai sẽ trở thành tù túng cho bạn? Khi không cái gì khác có đó, ai sẽ là người khác?
Đó là lý do tại sao những người đang đi tìm tự do sẽ phải tìm ra sự một mình của họ; họ sẽ phải tìm ra cách thức, phương tiện, phương pháp để đạt tới sự một mình của họ.
Con người được sinh ra là một phần của thế giới, như thành viên của xã hội, của gia đình, như một phần của người khác. Người đó được nuôi lớn không phải như sinh linh một mình, người đó được nuôi lớn như sinh linh xã hội. Tất cả mọi huấn luyện, giáo dục, văn hoá, bao gồm cách làm cho đứa trẻ là một phần khớp của xã hội, cách làm cho nó khớp với người khác. Đây là điều các nhà tâm lý gọi là “điều chỉnh”. Và bất kỳ khi nào ai đó một mình người đó đều có vẻ như bị điều chỉnh sai.
Xã hội tồn tại như mạng lưới, khuôn mẫu của nhiều người, một đám đông. Tại đó bạn có thể có chút ít tự do – phải trả giá nhiều. Nếu bạn tuân theo xã hội, nếu bạn trở thành bản sao vâng lời của người khác, họ sẽ cho bạn thuê một chút ít thế giới của tự do. Nếu bạn trở thành nô lệ, tự do được trao cho bạn. Nhưng nó là tự do được trao cho, nó có thể bị lấy lại vào bất kỳ lúc nào.
Trong xã hội, trong sự tồn tại xã hội, không ai có thể tuyệt đối tự do được. Chính sự tồn tại của người khác sẽ tạo ra rắc rối.
Ngay cả cái gọi là nhà vua của bạn cũng không tự do tuyệt đối, không thể được. Họ có thể có vẻ như tự do, nhưng cái đó là giả. Họ phải được bảo vệ, họ phụ thuộc vào người khác. Tự do của họ chỉ là cái mẽ ngoài. Nhưng dầu vậy, bởi vì thôi thúc này để là tự do tuyệt đối, người ta muốn trở thành vua, thành hoàng đế. Hoàng đế cho ấn tượng giả rằng ông ta tự do.
Người ta muốn trở nên rất giàu có, bởi vì giàu có cũng cho ấn tượng giả rằng bạn tự do. Làm sao người nghèo lại có thể tự do được? Nhu cầu của người đó sẽ là tù túng, và người đó không thể đáp ứng cho nhu cầu của mình được. Mọi nơi người đó đi người đó đều gặp bức tường mà người đó không thể vượt qua nổi. Do đó mới có ham muốn giàu có. Sâu bên dưới là ham muốn được tự do tuyệt đối, và tất cả các ham muốn khác đều do nó tạo ra.
Và tôn giáo nghĩa là đi trở lại con đường đúng để cho bạn không bỏ lỡ mục đích.
Mục đích là tự do tuyệt đối; tôn giáo chỉ là phương tiện hướng tới nó. Đó là lý do tại sao bạn phải hiểu rằng tôn giáo tồn tại như một lực chống lại xã hội. Chính bản chất của nó là chống lại xã hội, bởi vì trong xã hội tự do là không thể được.
Tâm lý, mặt khác lại là dịch vụ của xã hội. Các nhà tâm thần cứ cố gắng mọi ngày theo đủ mọi cách để làm cho bạn được điều chỉnh lại theo xã hội; các nhà tâm thần đang phục vụ cho xã hội. Chính trị, tất nhiên, phục vụ cho xã hội. Nó cho bạn chút ít tự do để cho bạn có thể làm nô lệ. Tự do đó chỉ là sự hối lộ – nó có thể bị lấy lại bất kỳ khoảnh khắc nào. Nếu bạn cho rằng bạn thực sự tự do, chẳng mấy chốc bạn có thể bị tống vào tù.
Xã hội không thể cho bạn tự do được. Điều đó là không thể được, bởi vì xã hội không thể lo liệu làm cho mọi người được tuyệt đối tự do. Thế thì phải làm gì? Làm sao vượt ra ngoài xã hội? Đó là câu hỏi cho người tôn giáo. Nhưng điều đó dường như là không thể được. Bất kỳ khi nào bạn đi, xã hội đều có đó. Bạn có thể di chuyển từ xã hội này sang xã hội khác, nhưng xã hội sẽ có ở đó. Bạn thậm chí có thể đi lên Himalaya – thế thì bạn sẽ tạo ra xã hội ở đó. Bạn sẽ bắt đầu nói với cây cối. Bạn sẽ bắt đầu làm bạn với chim chóc và con vật, và chẳng chóng thì chầy sẽ có một gia đình. Bạn sẽ đợi mọi ngày cho chim tới vào buổi sáng và hót.
Bây giờ bạn không hiểu rằng bạn đã trở nên phụ thuộc rồi, kẻ khác đã đi vào. Nếu chim không tới, bạn sẽ cảm thấy lo âu: Có chuyện gì xảy ra cho con chim này vậy? Sao nó lại không tới? Căng thẳng đi vào, và điều này không phải là cách gì khác biệt với khi bạn đã lo lắng về vợ bạn và lo lắng về con bạn. Điều này chẳng khác gì, nó là cùng hình mẫu – kẻ khác. Cho dù bạn có đi lên Himalaya, bạn vẫn tạo ra xã hội.
Cái gì đó phải được hiểu: Xã hội không ở ngoài bạn, nó là cái gì đó ở bên trong bạn. Và chừng nào nguyên nhân gốc rễ bên trong bạn còn chưa biến mất, dù bạn đi tới đâu xã hội cũng sẽ đi vào sự tồn tại lặp đi lặp lại mãi.
Tại sao bạn không thể sống không có xã hội? Gốc rễ phải được đem ra ánh sáng để cho bạn có thể hiểu.
Một điều, bạn có nhu cầu được cần tới; bạn có nhu cầu sâu sắc được cần tới. Nếu không ai cần bạn, bạn cảm thấy vô dụng, vô nghĩa. Nếu ai đó cần bạn, người đó cho bạn ý nghĩa; bạn cảm thấy quan trọng.
Bạn có nhu cầu sâu sắc được cần tới. Ai đó phải cần bạn, bằng không bạn không có mảnh đất nào dưới chân mình – xã hội là nhu cầu của bạn. Ngay cả ai đó tranh chấp với bạn thì cũng là được, còn tốt hơn là ở một mình, bởi vì ít nhất thì người đó cũng chú ý tới bạn – kẻ thù, bạn có thể nghĩ về người đó.
Quan sát những người yêu nhau; họ nói với nhau, “Anh yêu em,” “Em yêu anh,” nhưng sâu bên dưới trong trái tim mình họ muốn được yêu. Yêu không phải là vấn đề, được yêu mới là vấn đề thực – và họ yêu chỉ để được yêu. Điều cơ bản không phải là yêu, điều cơ bản là được yêu.
Đó là lý do tại sao những người yêu cứ phàn nàn về nhau, “Anh không yêu em đủ,” “Em không yêu anh đủ”. Chẳng cái gì đủ cả, chẳng cái gì có thể đủ cả bởi vì nhu cầu là vô hạn.
Chừng nào nhu cầu được cần tới còn chưa bị loại bỏ đi, bạn không thể là người một mình được.
Ở một mình là rất khó, rất lạ thường, phi thường! Sao lại có khao khát này? Bởi vì bất kỳ khi nào bạn một mình, toàn thể ý nghĩa của bạn biến mất.
Nhu cầu bản ngã có thể làm cho bạn phát điên, nhưng chúng không bao giờ có thể đáp ứng được cho bạn.
Ai là người thích ẩn mình? Người không có nhu cầu được cần tới, người không đòi hỏi ý nghĩa nào từ bạn, từ đáp ứng của bạn. Không! Nếu bạn cho tình yêu của mình người đó sẽ biết ơn, nhưng nếu bạn không cho nó thì cũng không có phàn nàn. Nếu bạn không cho, người đó vẫn tốt như thường. Nếu bạn tới thăm người đó thì người đó sẽ hạnh phúc, nhưng nếu bạn không tới người đó vẫn hạnh phúc như thường. Nếu người đó đi vào đám đông người đó sẽ tận hưởng điều đó, nhưng nếu người đó sống trong nơi ẩn dật người đó cũng sẽ tận hưởng điều đó nữa.
Bạn không thể làm cho người thích ẩn mình thành bất hạnh được, bởi vì người đó đã học sống với bản thân mình và hạnh phúc với bản thân mình. Một mình, người đó là đủ.
Bất kỳ điều gì bạn có với bản thân mình, bạn sẽ có với người khác.
Để điều này là một quy luật nền tảng của cuộc sống, một trong những luật cơ bản nhất. Bất kỳ cái gì bạn hướng vào bản thân mình, bạn sẽ hướng vào người khác. Nếu bạn yêu bản thân mình, bạn sẽ yêu người khác. Nếu bạn tuôn chảy bên trong bản thể mình, bạn sẽ tuôn chảy trong các mối quan hệ nữa. Nếu bạn bị đông cứng bên trong, bạn sẽ bị đông cứng bên ngoài nữa. Bên trong có xu hướng trở thành bên ngoài; bên trong sẽ cứ biểu lộ bản thân nó ra bên ngoài.
Sống một mình là đẹp, sống trong tình yêu, sống với mọi người cũng đẹp. Và chúng bù lẫn cho nhau, không mâu thuẫn. Khi bạn tận hưởng người khác, cứ tận hưởng, và tận hưởng với sự tràn đầy nhất; không có nhu cầu bận tâm về sự một mình. Và khi bạn chán với người khác, thế thì hãy đi vào trong sự một mình và tận hưởng tới sự tràn đầy nhất.
Đừng cố chọn lựa – nếu bạn cố chọn lựa bạn sẽ gặp khó khăn. Mọi chọn lựa đều sẽ tạo ra phân chia trong bạn, một loại chia rẽ trong bạn. Sao lại chọn? Khi bạn có thể có cả hai, sao lại có một thôi?
Những người đã chọn mối quan hệ được gọi là phàm nhân, còn những người đã chọn sự một mình được gọi là nhà sư. Nhưng cả hai đều khổ, bởi vì họ vẫn còn một nửa, và một nửa là khổ. Là toàn thể mới là lành mạnh, hạnh phúc; là toàn thể mới là hoàn hảo. Vẫn còn một nửa là khổ bởi vì nửa bên kia cứ phá hoại, nửa bên kia cứ chuẩn bị báo thù. Nửa bên kia không bao giờ có thể bị phá huỷ bởi vì nó là nửa bên kia của bạn! Nó là phần bản chất của bạn; nó không phải là cái gì đó ngẫu nhiên mà bạn có thể vứt bỏ đi được.
Trong yêu bạn đi vào bản thể của người khác, bạn mất tiếp xúc với bản thân mình. Bạn trở thành bị nhấn chìm, bị say sưa. Bây giờ bạn sẽ cần tìm lại bản thân mình lần nữa. Nhưng khi bạn một mình, bạn lại tạo ra nhu cầu về yêu. Chẳng mấy chốc bạn sẽ tràn đầy tới mức bạn muốn chia sẻ, bạn sẽ tuôn trào tới mức bạn muốn có ai đó để bạn đổ bản thân mình vào, có người để bạn đem cho bản thân mình.
Coi hai điều này là tách biệt đã từng là sự ngu xuẩn nguy hiểm nhất mà con người đã chịu đựng.
Nhà sư là người đã chọn sự một mình – nhưng chẳng bao lâu người đó quá đầy, chín muồi, và không còn biết chỗ nào để rót bản thân mình ra. Người đó rót bản thân mình vào đâu? Người đó không thể cho phép tình yêu, người đó không thể cho phép quan hệ; người đó không thể đi và gặp và hoà lẫn với mọi người. Bây giờ năng lượng của người đó bắt đầu bị lên men. Bất kỳ năng lượng nào dừng tuôn chảy cũng đều trở thành đắng. Ngay cả nước cam lồ, khi bị tù đọng, cũng trở thành độc – và ngược lại; ngay cả chất độc, khi tuôn chảy, cũng trở thành cam lồ.
Tôi nói đừng chọn. Tôi nói, sống cả hai trong tính cùng nhau của chúng. Tất nhiên cần nghệ thuật để sống cả hai. Chọn và bị gắn bó với một điều là đơn giản. Bất kỳ kẻ ngốc nào cũng có thể làm được điều đó – thực tế, chỉ kẻ ngốc mới làm điều đó. Vài kẻ ngốc đã chọn thế giới này và vài kẻ ngốc khác đã chọn thế giới khác. Con người của thông minh sẽ thích cả hai.
Jean-Paul Sartre nói, “Người khác là địa ngục”. Điều đó đơn giản chỉ ra rằng ông ấy vẫn còn chưa có khả năng hiểu những tính bù nhau của tình yêu và thiền. “Người khác là địa ngục” – vâng, người khác trở thành địa ngục nếu bạn không biết cách đôi khi ở một mình. Trong tất cả các loại mối quan hệ, người khác đều trở thành địa ngục. Nó là chán ngắt, mệt mỏi, cạn kiệt, tẻ nhạt. Người khác mất đi mọi cái đẹp, bởi vì người khác đã trở nên được biết. Các bạn đã quá quen thuộc nhau; bây giờ không có ngạc nhiên gì hơn. Bạn đã biết lãnh thổ đó hoàn hảo rồi; bạn đã du hành trong lãnh thổ đó lâu tới mức chẳng có gì ngạc nhiên thêm nữa. Bạn đơn giản chán ngán với toàn thể mọi thứ.
Làm cho người phụ nữ hay đàn ông của bạn cũng tỉnh táo theo nhịp điệu này. Mọi người nên được dạy rằng không ai có thể yêu hai mươi bốn tiếng một ngày; thời kì nghỉ ngơi là cần thiết. Và không ai có thể yêu theo mệnh lệnh. Yêu là hiện tượng tự phát. Bất kỳ khi nào nó xảy ra, thì nó xảy ra, và bất kỳ khi nào nó không xảy ra thì nó không xảy ra. Chẳng cái gì có thể được làm về nó. Nếu bạn làm bất kỳ cái gì, bạn sẽ tạo ra hiện tượng giả, việc diễn kịch.
Những người yêu thực sự, những người yêu thông minh, sẽ làm cho nhau tỉnh táo với hiện tượng này: “Khi anh muốn một mình điều đó không có nghĩa là anh bác bỏ em. Thực tế, chính bởi vì tình yêu của em mà em đã làm cho anh thành có thể ở một mình”. Và nếu người phụ nữ của bạn muốn được bỏ lại một mình trong một đêm, trong vài ngày, bạn sẽ không cảm thấy bị tổn thương. Bạn sẽ không nói rằng bạn đã bị bác bỏ, rằng tình yêu của bạn đã không được đón nhận và đón chào. Bạn sẽ kính trọng quyết định của cô ấy được ở một mình vài ngày. Thực tế, bạn sẽ hạnh phúc! Tình yêu của bạn nhiều tới mức cô ấy cảm thấy trống rỗng; bây giờ cô ấy cần nghỉ ngơi để trở lại tràn đầy. Đây là thông minh.
Thông thường, bạn cho rằng mình bị bác bỏ. Bạn đi tới người phụ nữ của mình và nếu cô ấy không sẵn lòng ở cùng bạn, hay không rất yêu mến bạn, bạn cảm thấy bị bác bỏ lớn lao. Bản ngã bạn bị tổn thương. Bản ngã này không phải là điều rất thông minh đâu – mọi bản ngã đều ngu ngốc. Thông minh không biết tới bản ngã; thông minh đơn giản thấy hiện tượng, cố gắng hiểu tại sao người phụ nữ này lại không muốn ở với bạn. Không phải là cô ấy bác bỏ bạn – bạn biết cô ấy đã yêu bạn nhiều thế, cô ấy yêu bạn nhiều thế, nhưng đây là khoảnh khắc cô ấy muốn một mình. Và nếu bạn yêu cô ấy, bạn sẽ để cho cô ấy một mình. Và nếu người đàn ông muốn một mình, người phụ nữ sẽ không nghĩ, “Anh ấy không còn quan tâm tới mình nữa, có thể anh ấy đã trở nên quan tâm tới người phụ nữ khác nào đó”. Và người phụ nữ thông minh sẽ để cho người đàn ông một mình để anh ta có thể thu lại bản thể anh ta, để cho anh ta lại có năng lượng mà chia sẻ. Và nhịp điệu này giống như ngày và đêm; mùa hè và mùa đông; nó cứ thay đổi.
Nếu người phụ nữ buồn, cô ấy có thể không nói điều đó như vậy, nhưng người đàn ông hiểu và để cô ấy một mình. Nếu người đàn ông buồn, người phụ nữ hiểu và để anh ta một mình – tìm cái cớ nào đó để anh ta một mình. Những người ngu làm điều đối lập lại. Họ chưa bao giờ để cho nhau một mình – họ thường xuyên ở với nhau, làm mệt mỏi và chán ngán lẫn nhau, chưa bao giờ để bất kỳ không gian nào cho nhau hiện hữu.
–
Osho (còn được gọi là Bhagwan Shree Rajneesh) là một nhà tư tưởng, giảng viên, và nhà sư phương Tây – Ấn Độ. Ông sinh năm 1931 tại Madhya Pradesh, Ấn Độ và qua đời năm 1990 tại Oregon, Mỹ.
Osho được biết đến với triết lý của mình, bao gồm việc khuyến khích con người tìm kiếm sự tự do và hạnh phúc bên trong chính họ thay vì phụ thuộc vào các giáo điều và quy tắc xã hội.